Trong quá trình cải tạo một căn nhà, sơn là một bước rất quan trọng. Nó là một trong những cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để làm mới không gian của bạn. Nhưng với một số người, việc chọn lựa màu sơn phù hợp thật sự rất khó khăn. Vì vậy, trong bài viết này, Nhà Vuông sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản về lý thuyết màu sắc để bạn có một cái nhìn tổng quát hơn về việc phối màu trong thiết kế nội thất.
BÁNH XE MÀU SẮC (COLOR WHEEL)
Bạn có còn nhớ chiếc cầu vồng mà mình đã được ngắm gần đây không? Bánh xe màu sắc là một vòng tròn thể hiện các màu sắc, chuyển động từ đỏ sang tím, và được sắp xếp theo thứ tự tương tự một chiếc cầu vồng.
Bánh xe màu sắc này gồm có ba nhóm màu chính: màu cơ bản (màu cấp 1), màu cấp 2 và màu cấp 3.
- Màu cơ bản (Màu cấp 1):
Màu cơ bản hay màu cấp 1 bao gồm ba màu: Đỏ - Red, Vàng – Yellow và Xanh – Blue. Đây là ba màu chủ đạo để hình thành tất cả các màu sắc trên thế giới.
- Màu cấp 2:
Cam - Orange, Xanh lá - Green và Tím - Purple là những tông màu thuộc nhóm màu cấp 2. Màu cấp 2 được tạo ra bằng cách phối hợp hai màu cơ bản lại với nhau theo tỷ lệ 1:1. Trong đó cam được phối hợp từ đỏ và vàng, xanh lục từ vàng với xanh lam, còn tím là kết quả pha trộn giữa xanh lam và đỏ.
- Màu cấp 3:
Màu cấp 3 được tạo ra bằng cách phối hợp một màu cơ bản và một màu cấp 2 với tỷ lệ bằng nhau. Có sáu màu cấp 3 trong bánh xe màu sắc là: Cam vàng – Amber, Cam đỏ - Vermilion, Tím đỏ - Magenta, Tím lam – Violet, Lục vàng – Chartreuse và Lục lam – Teal.
BA YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA MÀU SẮC
1. Màu sắc (Hue): Thuật ngữ màu sắc nói chung (Color) bao gồm các thuật ngữ con như Hue, Tint và Tone. Về cơ bản, Hue chính là tổ hợp 12 màu đậm nhạt khác nhau trên bánh xe màu sắc.
2. Quang độ (Value): Thể hiện sự sáng hoặc tối của màu sắc (Brightness)
- Pha thêm màu trắng để được các màu có sắc độ nhẹ hơn (Tints)
- Pha thêm màu đen để được các màu có sắc độ sậm hơn (Shades)
Khi so sánh các màu trong bánh xe màu sắc, màu vàng là màu có đỉnh quang độ sáng nhất, còn màu tím là màu có đỉnh quang độ tối nhất.
3. Cường độ (Intensity): Là mức độ tinh khiết hay độ no (Saturation) của màu sắc. Các màu cơ bản được xem là có mức độ "tinh khiết" nhất. Điều chỉnh cường độ bằng cách pha thêm màu xám (Grey)
TẠO BẢNG MÀU CHO RIÊNG BẠN
Giờ đây, bạn đã biết những điều cơ bản về cách hoạt động của bánh xe màu sắc. Cách để phối màu chỉ đơn giản là một quá trình tìm hiểu xem tổ hợp màu nào sẽ kết hợp được với nhau một cách tự nhiên.
Có rất nhiều cách để kết hợp màu sắc, nhưng có 6 cách phối màu cơ bản nhất thường được các nhà thiết kế nội thất sử dụng là:
-
Phối màu tương đồng (Analogous colors):
Analogous colors thường sử dụng kết hợp ba (tối đa là bốn) màu nằm ngay cạnh nhau trên bất kỳ mặt nào của bánh xe màu. Đối với kiểu phối màu này, đầu tiên bạn chọn một màu chính trên bánh xe màu sắc, sau đó di chuyển sang trái hoặc sang phải của bánh xe để tạo thành một nhóm gồm ba màu sắc.
-
Phối màu đơn sắc (Monochromatic color)
Kiểu phối màu này được tạo ra bằng cách chỉ sử dụng một màu cơ bản, nhưng kết hợp các tông màu, sắc thái khác nhau của nó để tạo ra một không gian gắn kết. Nó thường được kết hợp với màu trắng, đen hoặc một số màu trung tính để tăng thêm độ tương phản.
-
Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary Color):
Phối màu bổ túc trực tiếp (còn được gọi là phối màu đối xứng hay phối màu tương phản) là sử dụng hai màu bất kỳ nằm đối diện nhau 180 độ trên bánh xe màu sắc. Sự kết hợp này có thể sẽ khá nổi bật khi các màu được sử dụng ở độ bão hòa đầy đủ. Tuy nhiên, nó sẽ hoạt động tốt hơn khi được giảm bớt một chút. Ví dụ như sử dụng màu xanh lá cây đậm trên tường của bạn, kết hợp với một chiếc ghế sofa màu hồng nhẹ nhàng (là màu đỏ nhạt hơn).
-
Phối màu cận bổ túc (Split Complementary Colors)
Phối màu cận bổ túc là một biến thể của phối màu bổ túc. Màu được phối theo cách chọn một màu bất kì phối với 2 màu liền kề hai bên của màu đối đỉnh với màu đã chọn, tạo thành một hình tam giác cân. Cặp màu tương đồng sẽ đóng vai trò làm nền trong khi màu tương phản đóng vai trò là điểm nhấn. Biến thể này cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho kiểu dáng nội thất, mang lại cho các phòng nhiều độ tương phản hơn.
-
Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic Colors)
Phối màu bộ ba (hay phối màu tam giác đều) gồm 3 màu nằm cách đều nhau trên bánh xe màu sắc và tạo thành tam giác đều. Do đó, nó không thể hiện sự nổi trội rõ ràng của riêng cá nhân màu nào và có xu hướng rất rực rỡ khi kết hợp với nhau, cho dù ở trạng thái không bão hòa đi chăng nữa.
Chìa khóa của cách phối màu này là tìm một màu mà bạn muốn sử dụng, sau đó xác định đến vị trí hai màu còn lại.
-
Phối màu bổ túc bộ bốn (Retangle Colors):
Đây là phương pháp phối màu phức tạp nhất trong những các thức phối hợp màu trên. Cách phối này được hình thành với hai cặp màu đối nghịch nhau. Tưởng chừng đối nghịch nhau nhưng hai cặp màu này lại bổ sung cho nhau tạo nên sự khác biệt của cách phối màu này. Tuy nhiên, vì là phương pháp kết hợp màu phức tạp nên bạn sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn trong việc phối màu sắc. Mẹo chọn màu cho cách phối này là bạn cần chú ý cân bằng thật tốt giữa hai gam màu lạnh (xanh, tím) và màu nóng (đỏ, vàng hoặc cam).
MÀU LẠNH VÀ MÀU NÓNG
Bên cạnh việc biết kết hợp màu sắc một cách tự nhiên, bạn cũng cần biết rằng màu sắc thường được chia thành 2 loại - màu “nóng” hoặc màu “lạnh”. Màu nóng nằm ở một bên của bánh xe màu sắc, còn màu lạnh ở phía bên kia.
Màu nóng có xu hướng làm cho không gian “tiến vào trong”, trong khi màu lạnh “lùi ra ngoài”, ảnh hưởng đến cảm nhận về chiều sâu trong phòng.
Màu sơn ấm trên trần nhà của bạn có thể làm cho chúng trông thấp hơn trong khi tông màu lạnh có thể làm chúng trông cao hơn.
Các màu nóng hơn như đỏ, cam và vàng có xu hướng kích hoạt cảm xúc hạnh phúc, nhắc nhở chúng ta về cái nóng và ánh nắng mặt trời. Vì vậy, chúng là lựa chọn màu sắc phù hợp cho các phòng xã hội như phòng khách hoặc nhà bếp, nơi bạn muốn kích thích cuộc trò chuyện và cảm giác hoạt động.
Tuy nhiên, tông màu này lại không hợp với phòng ngủ, nơi cần phải có tác dụng ngược lại. Ở đây, bạn có thể muốn chọn một màu từ phía bên kia của bánh xe, các màu lạnh nằm trên dải màu xanh lam / xanh lục. Những màu này tạo ra một cảm giác thanh bình, nhắc nhở chúng ta về các yếu tố êm dịu như nước và bầu trời. Chúng là những lựa chọn tốt cho phòng ngủ, phòng tắm và văn phòng tại nhà của bạn. Chỉ cần cẩn thận tránh xa màu vàng và xanh lá cây trong phòng tắm, nơi bạn định trang điểm. Những màu này có thể làm cho da của bạn có màu xanh lá cây hoặc màu vàng ở trong gương.
Trước khi sơn bất kỳ phòng nào trong nhà, điều quan trọng là bạn phải xem xét:
- Kích thước các phòng;
- Chiều cao trần;
- Cảm giác bạn muốn tạo ra trong phòng.
Saau đó, chúng ta mới quyết định xem nên chọn bảng màu “nóng” hay bảng màu “lạnh”. Cũng có thể kết hợp các tông màu sơn nóng và lạnh trong cùng một căn phòng để tạo ra những hiệu ứng nhất định. Một cách để làm điều này một cách hiệu quả là chọn một bức tường cho màu ấm và để phần còn lại của căn phòng có màu lạnh hoặc trung tính để cân bằng lại.
KEY TIPS CHO MÀU NÓNG
- Tạo cảm giác như không gian đang tiến về phía bạn. Do đó có thể làm cho các phòng có vẻ nhỏ hơn nhưng ấm cúng và thân mật hơn.
- Luôn sử dụng màu ấm hơn cho những căn phòng rộng rãi. Điều này sẽ làm cho phòng của bạn trông thu hút hơn.
- Một căn phòng dài, hẹp có thể tạo cảm giác “vuông vắn hơn” bằng cách sơn phần cuối phòng bằng tông màu ấm hơn.
- Nếu bạn có một căn phòng diện tích nhỏ với nhiều đồ đạc, màu sắc ấm áp sẽ khiến căn phòng trở nên lộn xộn hơn.
KEY TIPS CHO MÀU LẠNH
- Là một lựa chọn màu sắc tuyệt vời cho các phòng nhỏ như phòng tắm nhỏ, phòng ngủ và khu vực sinh hoạt. Nó giúp căn phòng có cảm giác rộng rãi hơn.
- Tránh sử dụng màu lạnh trong những căn phòng rộng, đặc biệt là căn phòng không có nhiều đồ đạc. Nó khiến căn phòng trông có vẻ thưa thớt và lạnh lẽo hơn.
- Có thể tạo ra hiệu ứng nhẹ nhàng trong không gian, tạo cảm giác như mang thiên nhiên từ bên ngoài vào trong nhà.
MÀU TRẮNG
Đây là một trong những màu phổ biến nhất được sử dụng trong thiết kế nội thất. Đó luôn là một sự đặt cược an toàn và là một bức tranh trống tuyệt vời cho tất cả các đồ nội thất & đồ trang trí khác của bạn. Nhưng tất nhiên, cũng có rất nhiều sắc thái của màu trắng.
Chỉ cần chọn một màu trắng mát mẻ hoặc ấm áp, tùy thuộc vào cảm giác bạn muốn gợi lên trong mỗi căn phòng. Nó cũng giống như mua bóng đèn: bóng đèn trắng mát hay trắng ấm? Một màu trắng lạnh lùng có thể sẽ là một kẻ tiêu diệt tâm trạng thực sự, màu mà bạn thường thấy phòng thẩm vấn của cảnh sát. Trong khi đó, những màu trắng ấm thì nhẹ nhàng hơn nhiều.
QUY TẮC 60-30-10
Các nhà thiết kế nội thất thường sử dụng quy tắc 60-30-10. Điều đó có nghĩa là, khi chọn bảng màu trong phòng, hãy sử dụng 60% màu chủ đạo, 30% màu phụ và 10% cuối cùng là màu nhấn. Tốt nhất, không nên có quá ba màu trong một phòng, nếu không phòng có thể trông sẽ rất lộn xộn.
Đây là cách nó hoạt động:
- 60% màu chính bao gồm: tường, ghế sofa, màu chủ đạo của tấm thảm hoặc sàn nhà của bạn. Trong phòng bếp có thể bao gồm tủ và splashback. 60% thực sự là những thứ chiếm không gian trực quan nhất trong một căn phòng.
- 30% màu sắc sẽ xuất hiện trong đồ nội thất, tranh vải , ánh sáng, v.v. Để giữ cho căn phòng trở nên thú vị, thi thoảng bạn sẽ muốn thay đổi tông màu của màu này.
- 10% còn lại dành cho những mảng màu nổi bật trong khung ảnh, nến, cắm hoa, đệm lót ... - những thứ nhỏ nhặt dễ dàng hoán đổi vào và ra ở cuối, để hoàn thiện vẻ ngoài cho căn nhà của bạn.
Hãy nhớ, ánh sáng tự nhiên có tác động rất lớn đến màu sắc. Vì vậy, bạn nên sơn lên một tờ giấy trắng trước và dán nó lên tường trước và quan nó vào các thời điểm khác nhau trong ngày để có thể đưa ra quyết định cho màu sơn của mình.